Những lưu ý khi sử dụng điều hòa thời tiết nóng lực mà bạn cần biết. Lợi ích thiết thực mà máy điều hòa đem lại thì rất hữu ích và thiết thực. Thế nhưng, để quá trình sử dụng máy được hiệu quả và an toàn nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1/Lựa chọn vị trí phù hợp lắp đặt điều hòa
+/Những căn phòng rộng: bạn có thể lựa chọn vị trí dễ dàng, sao cho tránh được nội thất và độ mát đều khắp phòng.
+/ Đối với phòng hẹp như phòng ngủ. Bạn không nên lắp theo hướng thẳng vào giường nằm của bạn. Vị trí đặt tốt nhất nên là bên trên, bên phải hay trái của cửa ra vào phòng ngủ. Đây là vị trí lý tưởng nhất vừa đảm bảo sức khỏe và tốt cho hoạt động điều hòa.
2/Lựa chọn công suất phù hợp.
Mỗi một công suất máy sẽ có yêu cầu diện tích phòng phù hợp. Nếu lựa chọn điều hòa có công suất nhỏ cho phòng rộng thì điều hòa sẽ không đủ khả năng làm mát phòng thậm chí còn gây lãng phí điện năng.
Chính vì vậy, bạn nên cân đối để lựa chọn công suất phù hợp.
3/Lưu ý khi dùng điều hòa là cài đặt nhiệt độ cho điều hòa.
+, Nhiệt độ cơ thể dao động từ 36.5 độ C – 37 độ C. trong khi nhiệt độ ngoài môi trường nhất là vào mùa hè có thể cao tới 36 độ C – 38 độ C. Chính vì vậy bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mứ 28 -29 độ C là đã có thể giúp bạn thư giãn, thoải mái hơn phần nào rồi.
+/Sự chênh lệch nhiệt độ lớn rất dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dùng.
4/Mở cửa sổ sau khi tắt điều hòa.
Đây là những bí quyết để bạn sử dụng điều hòa tốt nhất cho sức khỏe. Bởi không khí trong môi trường điều hòa sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn môi trường bên ngoài. Vì vật, bạn hãy mở cửa sổ để không khí được lưu thông, đồng thời nếu có ánh nắng chiếu vào phòng sẽ giúp bạn loại trừ một số vi khuẩn gây hại cho sức khỏe
Nằm nghiêng khi ngủ trong phòng máy lạnh
Nếu bạn nằm thẳng khi ngủ say, bạn sẽ có xu hướng hít thở bằng miệng. Điều này sẽ khiến cổ họng cảm thấy bị rát và khô miệng, gây cảm giác khó chịu sau khi thức dậy. Để giảm thiểu tình trạng này bạn nên nằm nghiêng để giảm bớt tình trạng thở bằng miệng và hạn chế tiết quá nhiều nước bọt nguyên nhân gây khô cổ họng khi ngủ dậy.